Các nhà khoa học trẻ của Viện Vật lí, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng thành công tia plasma lạnh diệt khuẩn, giúp vết thương hở mau lành, ngay cả khi bệnh nhân kháng mọi loại kháng sinh.

Các nhà khoa học trẻ của Viện Vật lí, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng thành công tia plasma lạnh diệt khuẩn, giúp vết thương hở mau lành, ngay cả khi bệnh nhân kháng mọi loại kháng sinh.

Quả ngọt cho nhà khoa học Việt tiên phong trong lĩnh vực plasma

Vừa qua, Máy PlasmaMed phát tia Plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ đã có buổi ra mắt. Máy được sản xuất theo sáng chế của TS Đỗ Hoàng Tùng và TS Nguyễn Thế Anh (Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam). Công trình này đã được đánh giá xuất sắc tại Hội đồng Khoa học cấp Viện Vật lý, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam. Hội đồng khoa học đã xác nhận máy PlasmaMed phát ra tia plasma lạnh với đầy đủ các đặc trưng vật lý cần thiết. Bên cạnh đó, máy PlasmaMed đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế.

TS Đỗ Hoàng Tùng và TS Nguyễn Thế Anh bên chiếc máy PlasmaMed. (Nguồn: Vietnamnet.vn)

Thành công này có được là nhờ vào bản lĩnh của nhà khoa học trẻ dám tiên phong nghiên cứu một lĩnh vực vô cùng mới mẻ đối với các nhà khoa học thế giới và Việt Nam. Tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng, đồng chủ nhân sáng chế, từng học lớp cử nhân tài năng vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, Tùng về làm việc tại Viện Vật lý. Tại đây, người thầy hướng dẫn của anh là GS Nguyễn Ái Việt, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý đã đưa cho anh 2 hướng lựa chọn: Hoặc đi theo hướng nghiên cứu plasma để trở thành người tiên phong xây dựng chuyên ngành này tại Việt Nam, hoặc tiếp tục đi sâu vào Vật lý lý thuyết.

Với khát khao chinh phục thử thách và những điều mới mẻ trong khoa học, Đỗ Hoàng Tùng đã lựa chọn hướng đi tiên phong, bước chân mở đường cho chuyên ngành plasma tại Việt Nam, dẫu biết rằng đây là hướng đi sẽ nhiều thử thách, chông gai hơn. Đỗ Hoàng Tùng làm TS tại Đức với chuyên ngành plasma áp suất thấp để chế tạo vật liệu nano. Tuy nhiên, sau khi về nước, anh đã chuyển sang nghiên cứu plasma áp suất khí quyển (lạnh), đặc biệt là plasma y sinh. Và đặc biệt, đó là một ý tưởng ấp ủ và một khát khao chế tạo chiếc máy phát tia plasma dùng trong điều trị y tế “made in Vietnam”.

TS Tùng mang ý tưởng của mình trình bày với người bạn thân từ thời học chung Trường THPT chuyên Lam Sơn là TS Nguyễn Thế Anh. Hoàn toàn bị thuyết phục trước ý tưởng của bạn, TS Thế Anh quyết định rời khỏi Viện Hóa học chuyển sang Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma làm việc cùng TS Tùng. Những kiến thức về hóa học và vật liệu của TS Thế Anh đã góp một phần quan trọng trong việc hiện thực hóa những ý tưởng của Tùng trong việc chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh bằng công nghệ hồ quang trượt.

Chiếc máy làm lành vết thương không cần kháng sinh

Thật khó để nói hết những khó khăn mà đôi bạn tiến sỹ thân thiết đã cùng nhau trải qua suốt 4 năm để có được trái ngọt là máy PlasmaMed. Từ việc mày mò các bo mạch điện tử, thử nghiệm đến chạy khắp các bệnh viện thuyết phục các bác sĩ ứng dụng vào thực tế. Bắt đầu từ năm 2011 với đề tài nghiên cứu cấp cơ sở với chi phí 15 triệu đồng, đến năm 2014, đôi bạn tiến sỹ Hoàng Tùng, Thế Anh đã hoàn thành 2 đề tài “Thiết kế, chế tạo nguồn plasma jet phục vụ nghiên cứu plasma y sinh” và “Nghiên cứu khả năng điều trị một số bệnh da liễu bằng plasma lạnh”. Đi cùng với đó là chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (Gliding arc plasma – GAP) – một trong những chiếc máy phát tia plasma lạnh đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý này.

Mấy năm gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liên tục đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về vấn nạn đề kháng kháng sinh. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, thuốc trở nên kém hiệu quả hoặc không còn tác dụng. sinh khi mà thuốc kháng sinh không hiệu quả trước nhiều loại vi khuẩn đang phổ biến khắp thế giới. Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng ở mức báo động. Trong khi đó, chưa ở đâu mua kháng sinh dễ và sử dụng kháng sinh tùy tiện như ở Việt Nam. Trước nguy cơ này, việc áp dụng công nghệ plasma trong chế tạo các thiết bị y tế có khả năng diệt khuẩn và chữa lành các vết thương mà không cần tới kháng sinh là một hướng đi quan trọng và rất có ý nghĩa. Hiện nay mới chỉ có 4 thiết bị plasma lạnh trên thế giới có chứng chỉ CE của châu Âu cho thiết bị y tế, đến từ các quốc gia Đức, Anh, Israel.

Thành công của chiếc máy phát tia plasma lạnh của TS Hoàng Tùng và các cộng sự đã được nhiều chuyên gia cũng như các đơn vị y tế công nhận khi đem lại những hiệu quả rõ ràng trong thực tế. Sản phẩm made in Vietnam với đẳng cấp công nghệ thế giới đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.

Là một phương pháp mới với nhiều ưu điểm trong điều trị vết thương, nhưng điều rất có ý nghĩa với cộng đồng là việc điều trị bằng phương pháp sử dụng công nghệ plasma sẽ giúp chi phí của bệnh nhân giảm so với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền thống. Trong một số trường hợp khó như bệnh nhân Nguyễn Thị Phước ở Huế, chi phí này có thể giảm từ 8-10 lần.

TS Hoàng Tùng cho biết, sau khi hoàn thiện máy PlasmaMed thành sản phẩm thương mại hóa, anh sẽ tiếp tục các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma vào y sinh, nông nghiệp, khoa học vật liệu và môi trường. Sản phẩm tiếp theo sẽ là một thiết bị plasma phục vụ nông nghiệp sạch.

Bài viết liên quan

Các nhà khoa học Bệnh Viện TW Huế dùng tia plasma lạnh điều trị vết bỏng nhanh liền sẹo

Bệnh viện Trung ương Huế đã nghiên cứu và làm chủ quy trình công nghệ...

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CHI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PLASMA VIỆT NAM

Chiều ngày 16/08, tại chủ sở Công ty Cổ phần Công nghệ Plasma Việt Nam...

HỘI THẢO KHOA HỌC “ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ PLASMA TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG”

         Chiều ngày 29/5/2024, Hệ thống Y tế Hợp Lực tổ chức...

PLASMA VIỆT NAM – “TRAO HƠI ẤM – THẮP SÁNG TƯƠNG LAI”

Vừa qua CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PLASMA VIỆT NAM đã thực hiện chương...

PLASMA VIỆT NAM tham gia Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023

Từ ngày 28/10 đến ngày 01/11/2023, tại NIC Cơ sở Hòa Lạc đã diễn ra...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *